Bàn xoay Đà Lạt những điều bí ẩn đã được giải thích

Bàn xoay Đà Lạt là một hiện tượng bí ẩn thú hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tìm hiểu. Vậy đây có thật là sự kì diệu không hay chỉ là những hiện tượng khoa học thông thường. Trong bài viết ngày hôm nay Megadalat sẽ giải đáp rõ ràng cho các bạn biết nhé!

Đà Lạt là xử sở của mộng mơ của những bông hoa đầy màu sắc. Con người ở đây cũng hết sức thân thiện và hiền hòa. Ở đây cũng có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nhưng hươn hết ở Đà Lạt cũng có nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí chưa có lời giải. Một trong số đó không thể bỏ qua câu chuyện về chiếc bàn xoay Đà Lạt. Nhưng để xóa bỏ hết nghi ngờ có sự tác động của tâm linh thì các bạn hãy theo dõi kĩ bài viết này nhé!

Giới thiệu về bàn xoay Đà Lạt

Trong nhiều năm gần đây, chẳng cần quảng cáo gì nhưng câu chuyện về chiếc bàn xoay ở Đà Lạt vẫn được nhiều người biết đến. Chiếc bàn với khả năng đọc ý nghĩ của mọi người, cụ thể đó là khi đặt tay lên bàn rồi ra lệnh xoay trái hay xoay phải hoặc nhanh, chậm thì bàn đều di chuyển theo đúng như vậy mặc dù không tác động 1 chút lực nào. Càng đông người thì bàn càng xoay nhanh và nếu cùng sau suy nghĩ dừng lại thì chiếc bạn sẽ dừng ngay tức khắc. Tuy nhiên thì cũng có trường hợp đuợc giải thích là còn tùy thuộc vào ” vía ” của người tham gia mà có thể bàn sẽ không hoạt động.

back to menu ↑

Các địa điểm có bàn xoay kỳ lạ tại Đà Lạt

Bàn xoay Đà Lạt dù không phải là một địa điểm quá nổi tiếng nhưng vẫn thu hút đông đáo khách du lịch vì câu chuyện thú vị của nó. Hiện nay tại Đà lạt có khoảng 4 chiếc bàn có câu chuyện tương tự như thế. Bạn có thể theo dõi cung đường của mình và chọn ra địa điểm phù hợp nhất với mình nha.

Bàn xoay ở chùa Tàu

Chùa tàu hay còn được gọi với cái tên là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Đây là một ngôi chùa duy nhất ở Đà Lạt mà cả tăng và ni đều có thể sử dụng thành tạo tiếng Quảng Đông. Chùa có lối kiến trúc đặc biệt gây ấn tượng với nhiều khách du lịch. Xung quanh là rừng thông bạt ngàn che phủ. Dương như khi vào chùa sẽ được tách bạch hoàn toàn với những sự được gọi là ầm ĩ, ồn ả của phố thị. Ngoài các công trình tiêu biểu thì đây là 1 địa điểm nên đi tại Đà Lạt. Thoạt nhìn chiếc bàn ở chùa cũng chẳng khác gì những chiếc bàn thông thường cả nhưng như đã nói ở trên chỉ cần đặt tay, nhắm lại tịnh tâm rồi nghĩ theo hướng mình muốn là chiếc bàn sẽ xoay như vậy.

Bàn xoay tại Khe Sanh

Trong số những chiếc bàn xoay Đà Lạt thì có lẽ chiếc bàn ở Khe Sanh là nổi tiếng nhất. Chiếc bàn thuộc sở hữu của ông Lưu Xuân Hưởng, ở 34 Khe Sanh. Theo ông chia sẻ thì ông đã sở hữu chiếc bàn này từ khá lâu rồi, tuổi đời của chiếc bàn có khi phải hàng trăm năm rồi và có nguồn gốc từ Bình Định. Nhiều du khách cũng đánh giá rất cao về độ nhạy của chiesc bàn. Không cần mất thời gian làm quen là chiếc bàn có thể di chuyển được rồi. Hiện nay thì ở tỉnh thành như Hội An, Bình Định cũng còn lưu truyền vài chiếc bàn xoay như này.

Bàn xoay ở Đồi Mộng Mơ

Tiếp đến là một chiếc bàn ở đường Mai Anh Đào cụ thể là ở Đồi Mộng Mơ. Nơi dây là một địa điểm mà bạn có thể check in với nhiều tiểu cảnh thú vị. Nổi bật nhất có lẽ là Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ, hầm rượu vang, . . . Nhưng ít ai biết là ở đây cũng có 1 chiếc bàn, 1 câu chuyện tâm linh kì bí. Hầu như ai đến đây đều muốn xác nhận xem chiếc bàn liệu có thần kì như lời đồn hay không.

Bàn xoay tại chùa Linh Phước

Địa điểm cuối cùng có 1 chiếc bàn kì bí như vậy đó chính là chùa Linh Phước. Đây là địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan. Nơi đây nổi bật với 1 lối kiến trúc độc đáo, thú vị. Tất cả ngôi chùa từ những chi tiết nhỏ nhất đều được ghép bằng những mảnh sành, sứ, ve chai. Cùng với đó chùa còn có nhiều kỉ lục quốc gia nữa. Với chiếc bàn tự xoay, để điều khiển được nó cần có 1 chiếc đầu rỗng, không suy nghĩ nhiều là sẽ được nhé.

back to menu ↑

Giải đáp bí ẩn về chiếc bàn xoay

Để làm được 1 chiếc bàn xoay như kể trên thì sẽ phải có công thức bí truyền. Nhưng chủ yếu sẽ được làm từ các tấm gỗ rời. Thay vì là một mặt phẳng nguyên khối. Những chiếc bàn tự xoay ở Đà Lạt đều giống nhau ở cấu tạo chỉ khác nhau về số lượng trụ nố giữa đế và thân bàn mà thôi. Nhưng nhất định sẽ là số chẵn kiểu như 2 hay 4 trụ.

Theo phân tích của các nhà khoa học thì chiếc bạn sẽ chịu tác động của 3 lực. Đầu tiên là lực điền từ trường, lực sinh học và lực cơ học. Khi tham gia, bạn đặt tay lên chiếc bàn thì lúc đó bạn sẽ tự sinh ra kỷ ám thị rồi dần dần dẫn đến ảo giác. Từ đó sẽ khiến cho người ta cảm thấy vô thức nương theo chiều quay mà họ mong muốn. Đò là chưa kể, nhiều người còn có tác động đẩy nữa các khiến chiếc bàn xoay nhanh hơn. 

back to menu ↑

Lời kết

Dù chiếc bàn vẫn chưa thực sự sáng tỏ về nguyên lý hoạt động của nó nhưng câu chuyện này cũng đã giúp cho các địa điểm du lịch thu hút đông đảo khách hơn. Nếu có dịp thì bạn có thể thử trải nghiệm xem có thực sự như vậy không nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply